HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH KINH DOANH & ĐẦU TƯ ASEAN 2020
“ASEAN số: Bền vững và Bao trùm“
Các phiên buổi sáng
Các phiên buổi chiều
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN-BIS) là diễn đàn thường niên hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Thượng định ASEAN, nơi hội tụ các Lãnh đạo cấp cao, các nhà hoạch định, tư vấn chính sách với các doanh nghiệp hàng đầu của khu vực. Đây là một diễn đàn đặc biệt, nơi các nguyên thủ ASEAN và các nước đối tác cùng thảo luận với cộng đồng khu vực tư nhân về tương lai của khu vực.
Người dân và các nền kinh tế ASEAN đã và đang chịu ảnh hưởng sâu sắc bới tác động của đại dịch Covid 19. Đại dịch đã phá vỡ nền kinh tế toàn cầu, làm tê liệt sản xuất và đẩy việc kinh doanh đến bờ vực với nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Đại dịch đã khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ lại về các mô hình kinh doanh, các quan hệ xã hội cũng như xem xét lại định hướng tương lai việc làm. Khu vực kinh doanh với sự năng động, sáng tạo, đổi mới và sự say mê của mình sẽ là động lực chính trong việc xác định các biện pháp và các bước đi để phục hồi kinh tế và đảm bảo khả năng tự cường ở tất cả các nền kinh tế của chúng ta.
Với chủ đề năm nay: “ASEAN số: Bền vững và Bao trùm”, Hội nghị sẽ thảo luận về tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối trong kích thích tăng trưởng, thương mại và đầu tư và khắc phục những hậu quả của đại dịch covid cũng nhiều thách thức khác đối với khu vực. Hội nghị sẽ bàn về 4 chủ đề gồm: Triển vọng kinh tế ASEAN; Xu hướng đầu tư đảm bảo yếu tố môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị tốt (ESG); Công nghệ và tương lai việc làm trong ASEAN; ASEAN tự cường, tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Theo như thông lệ của các Hội nghị thượng đỉnh trước, chúng tôi mong đợi sự tham gia của các nhà Lãnh đạo cấp cao ASEAN cũng như các Nguyên thủ và Thủ tướng của các đối tác đối thoại của ASEAN như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ cùng các nước khác.
Việt Nam, sau 10 năm, một lần nữa được vinh dự tổ chức Hội nghị ABIS, nơi sẽ quy tụ hàng ngàn đại biểu từ khắp Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới. Đây sẽ là một sự kiện then chốt vào thời điểm quan trọng, nơi đây khu vực công và tư có thể tụ hội, kết hợp với nhau và xác định cách thức để thúc đẩy tăng trưởng bền vững bao trùm trong thời đại công nghệ số.
07:30 - 08:30: Đăng ký đại biểu
08.30 – 09.00: Phiên khai mạc:
• Phát biểu khai mạc – TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABIS
• Phát biểu chỉ đạo – Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CHXNCN Việt Nam
PHIÊN THẢO LUẬN VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ ASEAN
ASEAN đã và đang phải đối mặt với những biến động và sự bất ổn kinh tế chưa từng có. Covid-19 đã phá hủy cuộc sống hàng ngày và thách thức thế giới theo những cách chưa từng thấy trước đây. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên khu vực phải đối mặt với khủng hoảng và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng. Về lâu dài tương lai của ASEAN vẫn tốt đẹp và tăng trưởng sẽ quay trở lại sau khi tình hình ổn định được khôi phục. Tuy nhiên để ASEAN trở lại đúng hướng, chúng ta sẽ cần có rất nhiều việc phải làm.
Triển vọng của các nền kinh tế ASEAN như thế nào? Cuộc khủng hoảng có đưa khu vực xích lại gần nhau hơn không? Điều gì đã thay đổi? Khu vực công và tư cần làm gì khác nữa để đảm bảo một tương lai tự cường, bền vững, bao trùm?
Phát biểu bao gồm:
Thảo luận nhóm bao gồm:
Điều phối bởi Bà Lin Xueling, Nhà sản xuất điều hành tại Channel NewsAsia.
10.15 - 10.35: Phát biểu của Ngài Lý Khắc Cường, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
PHIÊN THẢO LUẬN VỀ TƯƠNG LAI ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ ESG VÀO ASEAN
Gần đây việc đầu tư vào “ESG” - (Môi trường, Xã hội và Quản trị) đã gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu. Trong những năm gần đây các nhà đầu tư đặc biệt tập trung vào giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, tuy nhiên do bệnh dịch toàn cầu de dọa hủy hoại các doanh nghiệp nhỏ, dường như xuất hiện xu hướng mới tập trung vào đầu tư xã hội. Để đạt được những mục tiêu này, các nhà đầu tư cần chính phủ các nước ASEAN cải thiện độ minh bạch và giảm bớt quan liêu trong khi các doanh nghiệp trong khu vực cần nâng cao tiêu chuẩn đạo đức và quản trị. Với sự tiến bộ khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo, công nghệ tài chính và chuỗi khối sẽ mở ra những cơ hội mới cho các nền kinh tế ASEAN thời kỳ hậu dịch bệnh vừa bảo vệ môi trường, tái thiết đời sống cũng như đảm bảo tốt nhất các chuẩn mực về liêm chính và bao trùm.
Chính phủ và doanh nghiệp nên làm gì cùng nhau để thúc đẩy tăng trưởng xanh và quản trị tốt? Làm thế nào ASEAN có thể tăng cường sự phát triển của FinTech trên tất cả các quốc gia thành viên? Làm thế nào công nghệ có thể hỗ trợ đầu tư xanh hơn?
Phát biểu bao gồm:
Thảo luận nhóm bao gồm:
Điều phối bởi Ông Christophe Bahuet, Phó Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)
12.15-14.00: Tiệc trưa
14.00-15.45: PHIÊN THẢO LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ TƯƠNG LAI VIỆC LÀM TẠI ASEAN
Công nghệ đang thay đổi các nền kinh tế Đông Nam Á theo những cách khác nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay thế công nhân nhưng đồng thời tạo ra nhu cầu sử dụng lao động mới. Trong khi một số công việc sẽ mất đi thì một số công việc khác lại xuất hiện, đòi hỏi những kỹ năng tay nghề mới. Đại dịch cũng buộc các công ty phải xem xét lại các giải pháp công nghệ cho hoạt động của mình và thay đổi văn hóa làm việc tại văn phòng, đối với nhiều trường hợp làm việc tại nhà là một giải pháp hấp dẫn.
Tương lai việc làm sẽ như thế nào? Làm thế nào các doanh nghiệp ASEAN có thể thích ứng để nâng cao khả năng cạnh tranh? Cần thực hiện những gì để có lao động với kỹ năng phù hợp được đào tạo cho các công việc của tương lai?
Phát biểu bao gồm:
Thảo luận nhóm bao gồm:
Điều phối bởi Bà Sharanjit Leyl, Nhà sản xuất/Người dẫn chương trình, BBC World News
15.45-16.05: Phát biểu của Ngài Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu
16.05-17.40: PHIÊN THẢO LUẬN VỀ ASEAN TỰ CƯỜNG, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BAO TRÙM
Tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi đại dịch. Chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn nghiêm trọng cho thấy nhu cầu về nền kinh tế mạnh hơn, linh hoạt hơn. Tác động đối với ngành nông nghiệp, một ngành kinh tế mũi nhọn của ASEAN, đã làm nổi bật mối quan tâm về an ninh lương thực và việc làm cho hàng triệu người dân trong khu vực. Khi các hoạt động kinh doanh được nối lại, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cân bằng các ưu tiên trước mắt để có thể thích nghi và chuyển đổi nhằm hướng tới một tương lai phát triển bền vững và toàn diện.
Làm thế nào để việc kinh doanh có thể đạt lợi nhuận và bền vững trong giai đoạn thử thách này? Các nước ASEAN sẽ đưa ra những phương án nào để bảo đảm cho ngành nông nghiệp, vốn là nền kinh tế mũi nhọn nhằm đảm bảo thu nhập và an ninh lương thực? Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò như thế nào trong công cuộc duy trì sự thịnh vượng chung?
Phát biểu bao gồm:
Thảo luận nhóm bao gồm:
Điều phối bởi Bà Nam Tước Neville-Rolfe, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN-UK; cựu Bộ trưởng Vương quốc Anh.
17.40-18.00: Bế mạc. Kết thúc ABIS
19.00: Gala Dinner + Lễ trao giải ABA
21.00: Kết thúc Gala Dinner